7 lý do nên chọn học ngành kế toán

Nếu bạn đang xem xét học các ngành đại học khác nhau hoặc muốn nâng cao sự nghiệp với các bằng kế toán chuyên sâu, thạc sĩ hoặc chuyển nghề và học các kỹ năng, kiến thức mới, bạn có thể tự hỏi liệu mình có nên theo lĩnh vực kế toán không. Việc lựa chọn các bước đi tiếp theo cho tương lai của mình hầu như sẽ gặp nhiều khó khăn.

Webketoan sẽ giúp bạn thu hẹp các lựa chọn. Dưới đây là 7 lý do tại sao bạn nên xem xét học các chương trình kế toán để nâng cao kiến thức - kỹ năng, lấy bằng cử nhân, thạc sĩ hoặc các bằng kế toán khác được công nhận -  và các công việc cho ngành kế toán sẽ mở ra trước mắt bạn: 

1. Bạn có thể lựa chọn từ nhiều ngành nghề trong lĩnh vực kế toán. 

Các chuyên gia có bằng kế toán làm việc trong nhiều vai trò khác nhau, từ kế toán viên đến kiểm toán viên nội bộ, kế toán quản lý và thậm chí là CEO. 

 Các công việc phổ biến cho ngành kế toán sau khi tốt nghiệp với bằng cử nhân bao gồm: 

  • Kế toán viên: tổng hợp, thuế, kho, công nợ, quản trị,... 

  • Kiểm toán viên 

  • Chuyên viên phân tích tài chính 

  • Chuyên viên dự toán 

  • Chuyên viên ước tính chi phí 

  • Chuyên viên thuế 

Với các bằng cấp chuyên sâu hơn về kế toán, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để xem xét, như: 

  • Kế toán trưởng 

  • Quản lý kiểm toán 

  • Kế toán công chứng (CPA) 

  • Chuyên viên phân tích ngân sách cấp cao 

  • Quản lý tài chính 

Một số người cũng có khả năng tiến thẳng lên các vị trí điều hành cấp cao trong lĩnh vực kế toán. Vì chuyên gia kế toán hiểu rõ về doanh nghiệp từ góc nhìn tài chính. Trong quá trình phấn đấu, bạn có thể trở thành giám đốc kế toán, giám đốc tài chính hoặc giám đốc điều hành. Nhưng ngay cả ở vị trí quản lý cấp trung, bạn có thể lãnh đạo một đội ngũ lớn hoặc giám sát một phòng kế toán và trao đổi, hợp tác với đồng nghiệp quản lý. 

2. Bạn sẽ tìm được cơ hội việc làm trong hầu hết mọi ngành công việc 

Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh, các công việc ngành kế toán tồn tại trong hầu hết mọi ngành công nghiệp. Nếu bạn mong muốn tìm việc ở một lĩnh vực cụ thể hoặc tiếp tục làm công việc hiện tại bạn đang làm với vai trò chuyên nghiệp mới. Bằng kế toán đều có thể giúp bạn làm được điều đó. 

Kế toán có thể đáp ứng các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Ví dụ: Nếu bạn có cùng sự quan tâm và yêu thích công việc về kế toán và pháp luật. Bạn có thể kết hợp hai sở thích này bằng cách làm việc với vai trò như một chuyên gia kế toán pháp lý. 

Các chuyên ngành khác có thể hạn chế bạn chỉ làm việc trong một lĩnh vực ngành cụ thể, nhưng điều này không áp dụng đối với kế toán. Bạn có thể làm việc cho các công ty kế toán tư nhân, cơ quan chính phủ nhà nước hay thậm chí làm kế toán cho các ngành khác như dịch vụ du lịch, giải trí, nông nghiệp, công nghệ,… Bạn có thể chuyên môn hóa mình trong một ngành cụ thể. Khi bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm và có sự phát triển, bạn sẽ trở nên nổi bật và mang lại nhiều giá trị cho bản thân và công việc. 

3. Lĩnh vực kế toán mở ra cánh cửa để bạn có thể phát triển trong nhiều lĩnh vực hoặc kinh doanh của chính bản thân mình. 

Sau khi bạn đã hoàn thành tốt nghiệp với bằng kế toán và bạn chợt nhận ra, bạn không còn muốn trở thành kế toán viên. Bạn cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn khì tìm công việc mới ngoài công việc kế toán. Trên thực tế, bạn có lợi thế lớn hơn trên thị trường lao động khi đã có bằng cấp và những kỹ năng được rèn luyện trong quá trình học. Các công việc khác liên quan nếu không làm về Kế toán mà Webketoan có thể gợi ý như: nhân viên tư vấn tài chính, nhân viên giao dịch ngân hàng, nhân viên thủ quỹ,… 

Bằng cử nhân kế toán và các bằng cấp chuyên sâu hơn sẽ cho phép bạn có mức độ linh hoạt cao trong sự nghiệp. Bạn có thể sử dụng kiến thức kế toán của mình như một cây cầu để chuyển sang các loại nghề nghiệp khác. Bạn có thể làm việc trong một vai trò kế toán truyền thống một thời gian trước khi chuyển hướng vào một sự nghiệp mới. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và sở thích, bạn có thể tìm được việc làm trong lĩnh vực quan hệ đầu tư, ngân hàng, hoạt động kinh doanh và quản lý, kế hoạch tài chính, nghiên cứu thị trường, công nghệ thông tin và nhiều lĩnh vực khác.  

Nếu đã là chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán hoặc một lĩnh vực khác, bạn có thể quyết định tự kinh doanh và thành lập công ty của riêng mình. Bạn cũng có thể trở thành một cố vấn kinh đoanh độc lập hoặc cung cấp dịch vụ kế toán tự do hoặc cũng có thể xem xét việc giảng dạy để chia sẻ đam mê về kế toán với những người mới tham gia tìm hiểu về tài chính - kế toán. 

4. Bạn có khả năng kiếm lương cao khi làm kế toán. 

Hiện tại, mức lương trung bình mỗi tháng cho ngành kế toán ở Việt Nam đang là 7.665.885 đồng cập nhật tháng 8/2023 (Mức lương dự kiến này được dựa trên 326 mức lương được gửi ẩn danh tới Indeed bởi các nhân viên kế toán, người dùng và được thu thập từ các quảng cáo việc làm trước đây và hiện tại của Indeed trong 36 tháng qua).  

Tuy nhiên, mức lương cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí cụ thể trong lĩnh vực kế toán. Ví dụ: 

  • Kế Toán Công Nợ: Trung bình 9.740.951₫ mỗi tháng  

  • Kế Toán Thuế: Trung bình 11.922.690₫ mỗi tháng  

  • Kế Toán Thanh Toán: Trung bình 10.266.943₫ mỗi tháng  

  • Chuyên Viên Kế Toán: Trung bình 11.689.332₫ mỗi tháng  

  • Nhân Viên Kế Toán Công Nợ: Trung bình 9.107.553₫ mỗi tháng  

  • Nhân Viên Kế Toán Thanh Toán: Trung bình 9.239.514₫ mỗi tháng  

Bạn có thể tham khảo thêm về lương kế toán tại trang indeed 

Một số vị trí kế toán Tổng hợp mức lương trung bình tháng từ: 10.000.000 - 30.000.000₫ mỗi tháng. Ở một số doanh nghiệp, vị trí Kế toán trưởng chỉ có thu nhập trung bình từ 7.000.000 – 20.000.000₫, tuy nhiên cũng có không ít công ty hiện nay trả lương cho vị trí này lên đến 80.000.000 – 100.000.000₫/tháng. 

Trên đây chỉ là con số tham khảo, mức lương của ngành kế toán còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: năng lực trình độ, kinh nghiệm, chứng chỉ, vị trí địa lý, môi trường làm việc, khối lượng công việc,… Đối với những chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực tài chính - kế toán mức lương có thể cao hơn các mức lương đã được đề cập ở trên. 

5. Công việc kế toán có thể đầy thử thách và thỏa mãn về mặt trí tuệ. 

Nếu bạn tìm hiểu và thấy rằng chương trình đào tạo kế toán sẽ thú vị và hấp dẫn, bạn có thể nghĩ rằng các công việc cho ngành kế toán sẽ phù hợp với bạn. 

Kế toán là một nghề được tôn trọng cao vì mức độ chuyên môn và ý nghĩa trong kinh doanh. Nghề thường đòi hỏi các thách thức về trí tuệ cao. Mặc dù mọi người với các tính cách khác nhau có thể quan tâm, thích lĩnh vực này nhưng những người giỏi về con số và logic có thể phát triển tốt hơn trong môi trường làm việc.  

Khi tham gia vào ngành tài chính - kế toán, bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để tham gia ứng dụng thực tế các khái niệm toán học và kinh tế - đồng thời giúp các sếp trong lĩnh vực kinh doanh của họ giữ cho doanh nghiệp của họ luôn đi đúng hướng. 

6. Bạn có thể trao dồi thêm nhiều kỹ năng nghề nghiệp có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và đời sống. 

Khi bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo kế toán và bắt đầu sự nghiệp, bạn sẽ phát triển một loạt những năng lực linh hoạt có giá trị cao. Những người vượt trội về kỹ năng định lượng hoặc có năng khiếu về toán học hoặc tiền bạc có thể rất phù hợp với nghề kế toán, nhưng bất kỳ ai cũng có thể phát triển những khả năng này. Ngoài ra, một số kỹ năng quan trọng bạn cần cho sự nghiệp kế toán như: 

  • Khả năng phân tích  

  • Sự nhạy bén trong kinh doanh  

  • Kỹ năng giao tiếp  

  • Khả năng định lượng 

  • Chú ý và tính toán chi tiết  

  • Khả năng lãnh đạo  

  • Khả năng tổ chức  

  • Khản năng giải quyết vấn đề  

  • Kinh nghiệm phần mềm 

Tham khảo thêm bài viết: “Những kỹ năng cần có của Kế toán để thành công trong sự nghiệp” 

Những phẩm chất cá nhân trung thực, chính trực cũng rất quan trọng để thành công trong nghề nghiệp này. Ngay cả khi bạn không còn làm trong lĩnh vực kế toán, những kỹ năng này cũng sẽ rất hữu ích. 

Xu hướng về nhu cầu kế toán đang ngày càng tăng lên, khi nền kinh tế phát triển, kỹ năng kế toán sẽ được tìm kiếm nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế suy thoái, kỹ năng kế toán vẫn được yêu cầu. Khi thời gian khó khăn đến, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bắt đầu xem xét bất kỳ công việc nào không cần thiết cho sự tồn tại của công ty của họ. Kế toán không chỉ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào, mà còn giúp xem xét chiến lược cắt giảm. 

Kế toán giúp giữ cho doanh nghiệp có sức mạnh hạn chế mọi rủi ro và tuân thủ đúng nghĩa vụ của nhà nước, đồng thời đảm bảo mọi người đều nhận được tiền lương. Miễn là tiền bạc lưu thông trong các ngành công và tư, sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên ngành kế toán. 

7. Bạn có thể nhanh chóng tiến thân trong sự nghiệp với bằng cấp, chứng nhận khi học kế toán trực tuyến. 

Việc học 4 năm theo chương trình đại học (có thể ngắn hơn), hoặc các chương trình học như cao đẳng trung cấp khiến con đường kế toán hấp dẫn đối với những người trẻ tham vọng muốn nhanh chóng gia nhập lực lượng lao động.  

Khi bạn đã đặt chân trên con đường sự nghiệp kế toán, bạn có thể đạt được những bằng cấp, chứng nhận cao hơn trong quá trình làm việc toàn thời gian. Và công cụ quan trọng để bạn có thể nhanh chóng phát triển sự nghiệp ngoài việc tích lũy kinh nghiệm đó là học kế toán trực tuyến.  

Có rất nhiều các lợi ích khi bạn quan tâm và tham gia các khóa học cụ thể để trao dồi kỹ năng kiến thức, phát triển sự nghiệp như: tiết kiệm thời gian, chi phí, mở rộng các mối quan hệ và tương tác trực tuyến với giáo viên và các thành viên cùng học... Các khóa học kế toán online trực tuyến chất lượng sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được các mục tiêu mà bạn hướng đến trong ngành tài chính - kế toán.  

Hiện tại, Webketoan Edu cũng đang tổ chức rất nhiều các khóa học về kế toán trong nhiều lĩnh vực khác nhau (một số khóa có cấp giấy chứng nhận). Các lớp học chất lượng được dạy bởi các giảng viên uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Các bạn sẽ vẫn được tiếp tục hỗ trợ ngay cả sau khi đã học xong khóa học nếu bạn cần và có nhu cầu (bảo hành trọn đời cho khóa học).  

Bài viết cùng danh mục